Nếu Giờ đang nơi đâu có không gian rộng lớn, thời gian siêu dài thì Kim Sơn hồ điệp lại là một lát cắt rất ngắn khoảng hai năm trong quãng đời của Quý Hoài Chân và Cesar. Nhưng hai năm đó lại thay đổi số phận của hai bên một cách triệt để và không thể ngờ đến.
Quý Hoài Chân xuyên vào thân thể của Mộng Khanh – một cô dâu bị bán lên con tàu Santa Maria đang sắp cập bến San Francisco. Cô bị người ta đưa sang Mỹ làm cô dâu cho con trai thứ sáu của ông Hồng. Trước khi lên tàu, thân phân của cô là cô dâu nhà họ Ôn ở Canada. Về sau, cô lấy Cesar nhưng không được ông nội của anh chúc phúc, thậm chí ông còn gây áp lực khiến cô phải chia tay với Cesar chỉ vài ngày sau khi đăng ký kết hôn. Lời nguyền cô dâu bỏ trốn này mãi cho đến khi Cesar gặp cô ngày bảy tháng ba ở Hongkong mới hoàn toàn chấm dứt. Trời cao, ông nội ở xa, họ trùng phùng trong nhớ nhung và nóng bỏng.
Kim Sơn là cách gọi nước Mỹ của những người Trung Quốc rời quê hương đi đào vàng xây đường sắt. Họ mong muốn tìm được một nơi cho họ công việc và tiền tài nhưng mấy ai gặp được núi vàng nào. Họ bị người Mỹ kỳ thị, phân biệt đối xử, nhiều quyền lợi dân bản xứ xem là đương nhiên thì người Hoa phải rất khó khăn mới giành được. Họ đi Kim Sơn, nhưng không tìm thấy Kim Sơn của chính mình.
Tác giả mượn hình ảnh hồ điệp – những con bươm bướm mong manh để khắc họa nhiều số phận người Hoa trên con đường vượt đại dương tìm miền đất hứa. Hồ điệp là những cô gái bị gia đình bán đi, rồi mất hút ở nước Mỹ xa xôi. Hồ điệp là những diễn viên gặp thời nổi tiếng trên đất Mỹ khi người Mỹ đang vừa căm ghét nhưng cũng đồng thời rất tò mò về văn hóa phương Đông. Quý Hoài Chân cũng là một trong số những con bươm bướm bị buộc phải bay qua Thái Bình Dương. Nhưng khác với những con bươm bướm yếu đuối khác, cô chính là một cánh bướm khẽ khàng đậu xuống thành phố San Francisco đã làm thay đổi vận mệnh của nhiều người. Gia đình họ Quý thay đổi tốt hơn, cha nuôi cởi mở và ăn nên làm ra, chị gái tự quyết định việc học hành và hôn nhân cuộc đời mình. Phố người Hoa sau khi ông Hồng mất đi, người con trai thứ sáu nhân đó cũng bỏ đi những ngành nghề phạm pháp. Nhưng hơn hết, Quý Hoài Chân đã chao lượn từ bờ đông sang bờ tây, dũng cảm xông vào hội nghị liên sáu trường đại học ở bờ đông để phát biểu về những hiểu lầm mà người da trắng luôn nghĩ về người phương Đông. Hiệu ứng bươm bướm ấy thay đổi một anh chàng da trắng vốn khăng khăng bài trừ người Hoa lại yêu say đắm cô gái Quảng Đông 85-pound mà anh gặp trên chuyến tàu Santa Maria. Cô dùng sức lực nhỏ bé của mình để giúp người da trắng hiểu hơn về văn hóa phương Đông, về những tinh túy của bà lão phương Đông mà chàng trai trẻ người Mỹ chưa hề biết đến.
Mình cảm thấy câu chuyện như một bài du ký nhiều kỳ, về những chuyến đi trong những năm tháng xa xôi khi các tiện nghi mới bắt đầu được sử dụng. Nếu Tám mươi ngày vòng quanh thế giới là cuộc đua về thời gian và hành trình qua nhiều châu lục với những bất trắc về giờ giấc thay đổi khó đoán, Kim Sơn hồ điệp là cuộc trốn tránh vòng vèo qua nhiều thành phố, trên nhiều phương tiện giao thông, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng, đôi khi ấm áp đến bất ngờ. Nhưng suýt chút nữa cô không được quyền phát biểu nếu Cesar không nhảy lên bục giành quyền được nói cho cô.
Dòng chảy của câu chuyện khá chậm, tác giả tỉ mỉ kể về những hồi hộp của người Hoa nhập cảnh, những khó khăn khi họ dường như bị cô lập trong những Chinatown khắp nước Mỹ, làm những công việc gây tổn hại cho cộng đồng của mình và khiến người da trắng luôn định kiến. Quý Hoài Chân đã tự tìm cách chuộc mình, bước ra từ một tiệm giặt giũ người Hoa, trải qua nhiều khó khăn trên đường đến bờ Đông để mang bài nói chuyện của mình phát biểu trước hội đồng giáo dục của người da trắng, để giành được sự ủng hộ của những người trí thức có lương tri và hiểu biết, cũng để một mối tình của những con người có lập trường khác nhau đi đến đoạn kết. Cô chính là một cánh bướm đập trong rừng Amazon làm thay đổi thế giới.
Cá nhân mình thích cuốn Giờ đang nơi đâu hơn, cuốn Kim Sơn này tình bể bình, nhưng ít yếu tố lạ. Mình sẽ còn một bài viết cho truyện Mùa xuân ở căn nhà cũ, hồi trước đọc rồi rất thích mà chưa kịp viết bài. Để mình đọc lại rồi viết.
Mình giới thiệu bên group em Phi cũng có mấy bạn nói thích Kim Sơn hơn. Mình thích cái sự bộn bề của Giờ đang nơi đâu, thêm nữa nhiều chi tiết lạ làm mình tò mò, và cuốn Giờ đang nơi đâu bạn chuyển ngữ hay hơn.
trong epub có 50c à ad
Đầy đủ chứ sao 50c được bạn.
đủ c bạn do cái menu chỉ hiện 50c làm mình nghĩ chỉ có 50c thui
Cảm ơn các bạn đã edit và chia sẻ ebook nhiều nhé!
Cảm ơn bạn❤❤❤
Qin ơi, Qin có thể upload lại bản epub ko ạ? Link epub trên bị hỏng rồi T_T
Mình sửa rồi, bạn xem lại nha.
Cảm ơn Qin lắm lắm! <3
Nếu Giờ đang nơi đâu có không gian rộng lớn, thời gian siêu dài thì Kim Sơn hồ điệp lại là một lát cắt rất ngắn khoảng hai năm trong quãng đời của Quý Hoài Chân và Cesar. Nhưng hai năm đó lại thay đổi số phận của hai bên một cách triệt để và không thể ngờ đến.
Quý Hoài Chân xuyên vào thân thể của Mộng Khanh – một cô dâu bị bán lên con tàu Santa Maria đang sắp cập bến San Francisco. Cô bị người ta đưa sang Mỹ làm cô dâu cho con trai thứ sáu của ông Hồng. Trước khi lên tàu, thân phân của cô là cô dâu nhà họ Ôn ở Canada. Về sau, cô lấy Cesar nhưng không được ông nội của anh chúc phúc, thậm chí ông còn gây áp lực khiến cô phải chia tay với Cesar chỉ vài ngày sau khi đăng ký kết hôn. Lời nguyền cô dâu bỏ trốn này mãi cho đến khi Cesar gặp cô ngày bảy tháng ba ở Hongkong mới hoàn toàn chấm dứt. Trời cao, ông nội ở xa, họ trùng phùng trong nhớ nhung và nóng bỏng.
Kim Sơn là cách gọi nước Mỹ của những người Trung Quốc rời quê hương đi đào vàng xây đường sắt. Họ mong muốn tìm được một nơi cho họ công việc và tiền tài nhưng mấy ai gặp được núi vàng nào. Họ bị người Mỹ kỳ thị, phân biệt đối xử, nhiều quyền lợi dân bản xứ xem là đương nhiên thì người Hoa phải rất khó khăn mới giành được. Họ đi Kim Sơn, nhưng không tìm thấy Kim Sơn của chính mình.
Tác giả mượn hình ảnh hồ điệp – những con bươm bướm mong manh để khắc họa nhiều số phận người Hoa trên con đường vượt đại dương tìm miền đất hứa. Hồ điệp là những cô gái bị gia đình bán đi, rồi mất hút ở nước Mỹ xa xôi. Hồ điệp là những diễn viên gặp thời nổi tiếng trên đất Mỹ khi người Mỹ đang vừa căm ghét nhưng cũng đồng thời rất tò mò về văn hóa phương Đông. Quý Hoài Chân cũng là một trong số những con bươm bướm bị buộc phải bay qua Thái Bình Dương. Nhưng khác với những con bươm bướm yếu đuối khác, cô chính là một cánh bướm khẽ khàng đậu xuống thành phố San Francisco đã làm thay đổi vận mệnh của nhiều người. Gia đình họ Quý thay đổi tốt hơn, cha nuôi cởi mở và ăn nên làm ra, chị gái tự quyết định việc học hành và hôn nhân cuộc đời mình. Phố người Hoa sau khi ông Hồng mất đi, người con trai thứ sáu nhân đó cũng bỏ đi những ngành nghề phạm pháp. Nhưng hơn hết, Quý Hoài Chân đã chao lượn từ bờ đông sang bờ tây, dũng cảm xông vào hội nghị liên sáu trường đại học ở bờ đông để phát biểu về những hiểu lầm mà người da trắng luôn nghĩ về người phương Đông. Hiệu ứng bươm bướm ấy thay đổi một anh chàng da trắng vốn khăng khăng bài trừ người Hoa lại yêu say đắm cô gái Quảng Đông 85-pound mà anh gặp trên chuyến tàu Santa Maria. Cô dùng sức lực nhỏ bé của mình để giúp người da trắng hiểu hơn về văn hóa phương Đông, về những tinh túy của bà lão phương Đông mà chàng trai trẻ người Mỹ chưa hề biết đến.
Mình cảm thấy câu chuyện như một bài du ký nhiều kỳ, về những chuyến đi trong những năm tháng xa xôi khi các tiện nghi mới bắt đầu được sử dụng. Nếu Tám mươi ngày vòng quanh thế giới là cuộc đua về thời gian và hành trình qua nhiều châu lục với những bất trắc về giờ giấc thay đổi khó đoán, Kim Sơn hồ điệp là cuộc trốn tránh vòng vèo qua nhiều thành phố, trên nhiều phương tiện giao thông, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng, đôi khi ấm áp đến bất ngờ. Nhưng suýt chút nữa cô không được quyền phát biểu nếu Cesar không nhảy lên bục giành quyền được nói cho cô.
Dòng chảy của câu chuyện khá chậm, tác giả tỉ mỉ kể về những hồi hộp của người Hoa nhập cảnh, những khó khăn khi họ dường như bị cô lập trong những Chinatown khắp nước Mỹ, làm những công việc gây tổn hại cho cộng đồng của mình và khiến người da trắng luôn định kiến. Quý Hoài Chân đã tự tìm cách chuộc mình, bước ra từ một tiệm giặt giũ người Hoa, trải qua nhiều khó khăn trên đường đến bờ Đông để mang bài nói chuyện của mình phát biểu trước hội đồng giáo dục của người da trắng, để giành được sự ủng hộ của những người trí thức có lương tri và hiểu biết, cũng để một mối tình của những con người có lập trường khác nhau đi đến đoạn kết. Cô chính là một cánh bướm đập trong rừng Amazon làm thay đổi thế giới.
Ko biết nói gì hơn ngoài cám ơn những chia sẻ của bạn 🥰🥰🥰
Cá nhân mình thích cuốn Giờ đang nơi đâu hơn, cuốn Kim Sơn này tình bể bình, nhưng ít yếu tố lạ. Mình sẽ còn một bài viết cho truyện Mùa xuân ở căn nhà cũ, hồi trước đọc rồi rất thích mà chưa kịp viết bài. Để mình đọc lại rồi viết.
Oh, nhiều bạn đọc nhà mình thì lại thích KS hơn, cá nhân mình cx thế, vì lúc edit GĐNĐ nó khoai hơn KS 😂😂
Mình giới thiệu bên group em Phi cũng có mấy bạn nói thích Kim Sơn hơn. Mình thích cái sự bộn bề của Giờ đang nơi đâu, thêm nữa nhiều chi tiết lạ làm mình tò mò, và cuốn Giờ đang nơi đâu bạn chuyển ngữ hay hơn.
Cám ơn lời khen nhiềuu, mình lại tự thấy edit Kim Sơn tốt hơn, tại lúc làm GĐNĐ thì down mood khá nhiều nên beta hơi đoảng.