Ngoại truyện nhỏ về "Ánh Dương Soi Lối"
(Những mẩu truyện này được tác giả đăng lên Weibo được mình tổng hợp lại.)
1.
Lúc A Dương gần ba tuổi, người lớn xung quanh hỏi cô bé: “Có phải con sắp đi nhà trẻ rồi không?”
A Dương: Con không đi nhà trẻ, con muốn đến trường tập võ.
Người lớn: Đến trường gì cơ?
A Dương: (Huơ tay vung quyền cước) Đến trường tập võ.
Người lớn: (Cười) Lợi hại thế sao, đến trường tập võ luôn, học đánh nhau hả?
A Dương: (Nghiêm túc gật đầu) Vâng.
2.
Trẻ con năm sáu tuổi rất tò mò, nhìn cái gì cũng thấy mới lạ, lại còn hỏi rất tỉ mỉ. Hôm đó Triệu Tấn Dương nhận lệnh đi mua mua thức ăn dẫn theo A Dương, anh kéo xe đẩy thuận đường đi đến bệnh viện Xã Khang lấy thuốc mỡ bôi tay.
Đằng trước còn có mấy người xếp hàng, A Dương tung tăng chạy ngoài phòng khám, đột nhiên chỉ vào chiếc máy nhỏ màu hồng có ba cửa lớn nhỏ mà hỏi Triệu Tấn Dương: “Bố ơi, cái này là cái gì vậy ạ?”
… Đó là máy phát đồ dùng kế hoạch hóa*.
(*Bao gồm bao cao su hay thuốc tránh thai.)
Nhất thời Triệu Tấn Dương cảm nhận được ánh mắt của người chung quanh đồng loạt quét đến, thật đúng là làm khó ông bố không được đào tạo trước này.
Triệu Tấn Dương lúng túng nhỏ giọng nói: “Không biết…”
Cũng may A Dương bị máy đo cân nặng tự động ở đối diện thu hút sự chú ý: “Con có thể lên được không bố?”
Triệu Tấn Dương: “…”
A Dường coi như anh ngầm đồng ý, tự mình đi lên không được, sau đó lại đẩy xe mua đồ đến đứng bên trên, một mình chơi đùa vui đến quên trời quên đất.
Triệu Tấn Dương ở bên cạnh nhìn mà ngẩn người, quyết định tối nay về nhà phải tham khảo vấn đề giáo dục về phương diện với lãnh đạo mới được.
3.
Lịch sử cuộc trò chuyện Wechat
Triệu Tấn Dương: Tối qua đánh bài thắng 200.
Hứa liên Nhã: Bao lì xì.
Triệu Tấn Dương: [Mỗi người một nửa]
Hứa Liên Nhã mở bao lì xì ra, quả nhiên nhận được 100.
Hứa Liên Nhã: Phần của A Dương nữa.
Triệu Tấn Dương: Trẻ nhỏ không được bài bạc.
(Wechat có chức năng gửi tiền lì xì cho đối phương.)
4.
Hứa Liên Nhã bận rộn không có ở nhà, lần đầu tiên Triệu Tấn Dương dỗ A Dương ngủ.
“A Dương, chín giờ nên đi ngủ rồi.”
“Vâng.”
Cô bé nằm trên salon vẫn dán mắt vào tivi, chỉ duỗi người.
Mười phút sau.
“A Dương, đánh răng rồi ngủ đi, nếu không lát mẹ về sẽ mắng chúng ta đấy.”
Chữ “chúng” này rất khiến người ta có cảm giác đồng minh, A Dương ngoan ngoãn trượt xuống salon, vỗ mông một cái, đi đánh răng rồi trèo lên giường.
A Dương kéo chăn đến tận nách, chớp mắt với anh mấy cái rồi xoay người đưa lưng về phía anh.
“Bố ơi, bố vỗ con đi.”
Một câu không đầu không đuôi, Triệu Tấn Dương hỏi: “Làm gì thế?”
A Dương: “Ây da, bố vỗ con đi mà!”
Triệu Tấn Dương đành ở ngoài chăn vỗ nhẹ lên cánh tay cô bé, “Được chưa? Mau ngủ đi.”
A Dương cuống đến mức đạp chăn, “Ây da không phải, bố vỗ đằng sau con ấy, đằng sau ——”
Bàn tay nhỏ bé quờ quạng sau lưng, Triệu Tấn Dương nhìn là biết ngay, ý bảo anh dỗ mình ngủ. Thế là xích lại gần hơn, vỗ nhẹ sau lưng cô bé, một cái lại một cái, nhịp độ chậm đều như quạt quay ngày hè.
“Thế này à?”
A Dương thỏa mãn cong môi, “Vâng.”
“Vậy ngủ đi.”
Dù sao Triệu Tấn Dương cũng chỉ có một tay, nên vỗ lâu có hơi mỏi, mới định dừng lại thì A Dương kêu lên: “Sao bố dừng vỗ rồi thế!”
Triệu Tấn Dương đau đầu, “Ừ, vỗ vỗ vỗ, bố vỗ đây, mau ngủ đi.”
Cuối cùng sau khi dỗ A Dương ngủ, Hứa Liên Nhã cũng quay về.
Triệu Tấn Dương cảm nhận sâu sắc nuôi trẻ con không dễ, thấp giọng nói: “Lúc A Dương ngủ còn phải có người vỗ lưng dỗ ngủ đấy.”
Hứa Liên Nhã nghi ngờ: “Trước khi bốn tuổi đúng là có, nhưng về sau tự dưng con bé nói mình lớn rồi muốn ngủ một mình, thế là em cũng không dỗ con nữa.”
Triệu Tấn Dương trợn to mắt, “… Thế vừa rồi con sao thế?”
Hứa Liên Nhã cười hì hì, “Anh trúng kế rồi.”
Triệu Tấn Dương: “…”
Tối hôm sau, A Dương lại đòi anh vỗ lưng dỗ ngủ.
Triệu Tấn Dương không nói hai lời, nằm ngã xuống phần giường trống, hai mắt nhắm chặt, lập tức phát ra tiếng ngáy.
“Bố ngủ rồi.”
A Dương cười, kéo cánh tay anh, “Ôi bố, bố dậy đi, dậy vỗ con ——”
Lúc Hứa Liên Nhã về, phát hiện một lớn một nhỏ chen nhau trên chiếc giường nhỏ một mét hai, hơi thở đều đặn, A Dương ôm chặt tay Triệu Tấn Dương, miệng khẽ cong, nước dãi chảy ra mơ hồ lóe sáng.
5.
Nhà Hứa Liên Nhã có máy cạo lông động vật mới dùng một lần đã bỏ xó, trước khi A Dương ra đời cô còn lên taobao tìm máy cắt tóc trẻ sơ sinh, phát hiện dáng dấp rất giống, thế là…
Sáu bảy năm sau, A Dương nhìn mái tóc dài của bố mình, vội niềm nở lấy máy cạo lông ra, nói: “Bố ơi, để con hớt tóc cho bố nha.”
Triệu Tấn Dương nhìn hình đầu chó in bên trên, cùng với ba con chữ “PET”.
“Đợi đã, đặt thứ đó xuống đi ——” Anh đưa tay giữ cô bé trong phạm vi an toàn.
A Dương không nản chí, ê a đưa móng vuốt tới muốn đến gần người, lại còn không quên trấn an bố mình.
“Không, không có gì đâu bố, lúc còn bé mẹ đã cho con dùng rồi, con nhìn là học được ngay, bố yên tâm đi —— con từng hớt cho Hỉ Thước rồi…”
Thật sự rất dễ thương. Cảm ơn bạn